Chiến lược của Chanel tăng giá bán
Nhà mốt Chanel tăng giá là điều khiến các sản phẩm của thương hiệu này mang tính độc quyền. Và trong thời gian tới, các sản phẩm của Chanel sẽ rất khó cơ hội sở hữu như Hermes Birkin. Được biết, đây là chiến lược của Chanel nhằm hướng đến những đối thủ lớn hơn.
Chanel tăng giá để ngang hàng với Hermès
Nhà phân tích Kathryn Parker của Jefferies Group cho biết, mẫu flap bag size nhỏ tăng đến 60% lên 8.200 USD kể từ tháng 11/2019, tại Mỹ size to nhất của flap bag có giá 9.200 USD. Trong vòng 2 năm, đây là lần tăng thứ 4 của nhà mốt. Tháng 6, mẫu này có giá là 7.400 USD.
Giám đốc điều hành Rebag – Charles Gorra, chuyên bán những dòng túi xách đã qua sử dụng cho hay, sự tăng giá này giúp cho những sản phẩm của nhà mốt độc quyền hơn và có thể ngang hàng với các sản phẩm của Hermes.
Xem thêm:
- Versace Pre-Fall 2022: đậm nét hơn, táo bạo hơn nhờ tông màu trắng đen chủ đạo cho họa tiết Baroque
- Cơ sở nào để thương hiệu Balman thúc đẩy những kế hoạch NFT (tài sản kỹ thuật số) dài hạn?
Giới hạn cơ hội sở hữu
Ngoài việc tăng giá bán, đồng thời nhà mốt Chanel cũng giới hạn túi xách mà khách hàng có thể mua cùng một lúc. Dù là thế nhưng sự “cắt giảm” này dường như không có sự thống nhất.
Tại Paris, Pháp, một nhân viên ở đây đã chia sẻ với phóng viên rằng, cùng thời điểm, khách hàng chỉ được mua một chiếc túi mà thôi. Nếu muốn mua thêm một chiếc khác thì sẽ phải đợi những 2 tháng. Trong khi đó, ở Thượng Hải và Hong Kong thì không áp dụng có giới hạn này.
Giám đốc phát triển kinh doanh tại Luxurynsight – Ines Ennaji cho biết, một khi các mẫu túi xách trở nên khó mua thì lúc này thương hiệu họ sẽ có lý do chính đáng và hợp lý cho việc tăng giá.
Hermes “bỏ xa” Chanel ở thị trường second-hand
Dù đã có nhiều ví dụ cho thấy rằng việc tăng giá bán sẽ gây ra những hậu quả không kiểm soát được. Cụ thể như IWC Schaffhausen tăng giá những chiếc đồng hồ khiến cho người tiêu dùng quay lưng buộc hãng phải đưa ra chiến lược giảm giá bán và cho ra mắt phiên bản làm bằng chất liệu thép giúp người tiêu dùng có cơ hội sở hữu những sản phẩm có mức giá phù hợp.
Trong lĩnh vực thời trang, Chanel là một trong những công ty không kinh doanh trực tuyến mà chỉ bán mỹ phẩm và kính râm trên trang web. Cũng vì thế mà nhà mốt đã “vuột mất” cơ hội tăng doanh thu trong thời gian giãn cách. Trong khi đó, thương hiệu Dior, Louis Vuitton hay Hermes vẫn đảm bảo phát triển.
Theo báo cáo doanh thu năm 2020, Chanel giảm 18% và lợi nhuận hoạt động giảm 41%. Điều này nhà mốt Hermes cũng không tránh khỏi, nhưng con số lại ít rất nhiều, doanh thu giảm 6% và lợi nhuận hoạt động giảm 15%.
Giám đốc điều hành của đại lý bán lẻ hàng What Goes Around Comes Around – Seth Weisser cho biết, việc tăng giá làm cho mức phí của những chiếc túi xách ở thị trường second-hand tăng theo.
Anh cho biết thêm rằng có thể bán túi Chanel được sản xuất từ 10 năm trở lên với mức giá cao hơn giá gốc và không phải mẫu túi nào cũng được bán lại với giá cao. Một chiếc Birkin hiếm có giá hơn 126.000 USD trên Vestiaire Collective vào tháng 11. Mẫu túi Chanel đắt đỏ nhất được bán với giá 34.000 USD.
Kelly – chiếc túi đắt nhất được làm bằng da cá sấu của Hermes đã bán vào tháng 11 với giá 512.780 USD tại nhà đấu giá Christie’s. Trong khi đó, mẫu túi của Chanel đắt nhất chỉ có giá 16.000 USD mà thôi.
Bertrand Peyrat là giám đốc cung ứng tại Vestiaire Collective cho rằng, thương hiệu Chanel muốn nâng tầm flag bag ngang tầm với Birkin, Kelly của Hermes. Thế nhưng, giá trị ở từng sản phẩm của nhà mốt tại thị trường bán lại vẫn chưa thể nào đọ bằng Hermes.
Trên đây là thông tin Chanel muốn tăng giá nhằm nâng tầm các sản phẩm của mình và chiến lược này liệu có hiệu quả? Hãy thường xuyên theo dõi Centimet để cập nhật thông tin mới nhất nhé.
Bài viết Chiến lược của Chanel tăng giá bán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Centimet.vn.
source https://centimet.vn/2021/12/28/chien-luoc-cua-chanel-tang-gia-ban/
Comments
Post a Comment